Từ nguyên Baba Yaga

Baba Yaga vẽ bởi Ivan Bilibin (1902)

Tên của Baba-Yaga gồm có hai thành tố, thành tố thứ nhất - "Baba" trong hầu hết ngôn ngữ Slav cổ điển đều có nghĩa là "bà già" hay "bà" (nội/ngoại); nó bắt nguồn từ những từ vựng mang tính chất miệt thị mà trẻ em hay dùng trong tiếng Slav hiện đại.[1] Còn thành tố thứ hai - "yaga" bắt nguồn từ các ngôn ngữ khác thuộc nhóm Slav: (j)ęga, "Jędza" (tiếng Ba Lan), có thể liên quan đến tiếng Lithuanian ingis ("kẻ lười chảy thây" hoặc "kẻ lười biếng"), tiếng Na Uy cổ ekki ("đau đớn"), và tiếng Anh cổ inca ("hỏi, nghi ngờ; tranh cãi").[2] Thuật ngữ liên quan đến thành tố thứ hai trong tên (yaga), xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ Slav; jeza trong tiếng Serbo-Croatia là "rùng mình", "jeza" trong tiếng Slovenia là "giận dữ", "jězě" trong tiếng Séc cổ là "mụ phù thủy", "jezinka" trong tiếng Séc hiện đại là "nữ thần cây", "jędza" trong tiếng Ba Lan cũng là mụ phù thủy. Thuật ngữ xuất hiện trong nhà thờ cổ Slavo là "jęza/jędza" nghĩa là "bệnh". Trong các ngôn ngữ Ấn Âu khác, thành tố yaga có liên kết với từ engti trong tiếng Lithuania nghĩa là "lười nhác", "lề mề" và "neungti" nghĩa là "đau đớn", từ "inca" trong tiếng Anh cổ nghĩa là "lo lắng", "đau đớn".[3]

Serbia, mụ phù thủy được gọi là Gvozdenzuba (hàm răng sắt) hay šumska majka (người mẹ chốn rừng thẳm). Baba Yaga thường được so sánh với Mẹ Holda (Frau Holle) trong văn hóa dân gian Đức, một nhân vật có mối liên hệ bí ẩn với FriggSkadi.

Skadi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Baba Yaga //www.worldcat.org/oclc/29539185 http://enc.mail.ru/article/?1900040443 http://www.pycckue-cka3ku.ru/skazka_baba_jaga_text... https://archive.org/details/russianfolktales00afan... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Baba_Y... https://en.wikipedia.org/wiki/Alexander_Afanasyev https://en.wikisource.org/wiki/Russian_Folk-Tales/... https://en.wikisource.org/wiki/Russian_Folk-Tales/... https://en.wikisource.org/wiki/Russian_Folk-Tales/... https://www.worldcat.org/oclc/29539185